Rượu Kirin Fuji Sanroku
Vì sao chúng ta lại thích chai này?
Là một trong những chai rượu pha trộn đầu tiên tại Nhật, Whisky Kirin Fuji Sanroku thể hiện "cá tính" riêng biệt với nhiều tầng hương vị phong phú và độc đáo mỗi khi thưởng thức. Vẻ ngoài vàng nâu rực rỡ và sang trọng của rượu Whisky Kirin Fuji Sanroku thích hợp khi làm món quà cho cấp trên, khách hàng, bạn bè để thể hiện thành ý, hay dùng để thưởng thức trong những buổi tiệc, hội họp để gắn kết thêm tình thân.
Điểm nổi bật của rượu Whisky Kirin Fuji Sanroku:
Whisky Kirin Fuji Sanroku là chai whisky pha trộn đầu tiên tại Nhật Bản với sự kết hợp và hoà quyện giữa các whisky vừa và nặng cùng với một thành phần mạch nha nhỏ.
Chuyên gia thử rượu quốc tế Jim Murray đánh giá đây Whisky Kirin Fuji Sanroku là một trong số ít chai rượu mang nét ngon ngọt, sôi nổi với hậu vị socola, vani, caramel. Rượu có màu vàng nâu rực rỡ, sang trọng, khi nếm vào bạn sẽ cảm nhận được hương vị táo, lê, vani, hay khi tiếp xúc với không khí sẽ có thêm vị của hạt ngô.
Kirin Whisky - Hương vị rượu từ những phương thức bí truyền
Whisky Kirin là sự "trưởng thành" qua thời gian dài trong các thùng x-Bourbon, bên cạnh đó sự hoà quyện của whisky ngũ cốc và mạch nha tạo thành một hương vị phong phú, biến ảo độc đáo khi thưởng thức.
Fuji Sanroku - Suối nguồn làm nên tuyệt phẩm
Fuji Sanroku mang ý nghĩa là "dưới chân núi Phú Sĩ", để chỉ nơi sản xuất nên loại whisky độc đáo này. Whisky Kirin Fuji Sanroku là chai rượu được sản xuất ở nhà máy dưới chân núi Phú Sĩ, nơi có không khí trong lành, mát mẻ, cùng nguồn nước tinh khiết từ nước mưa và tuyết tan từ đỉnh Phú Sĩ.
Cách thưởng thức rượu Whisky Kirin Fuji Sanroku:
Uống Whisky nguyên chất:
Uống thường: Cho rượu Whisky vào cốc vào nâng lên mũi từ từ để cảm nhận hương thơ của rượu, lắc nhẹ và thưởng thức từng ngụm một các tầng hương vị của rượu.
Uống với đá lạnh: Cho 1 - 2 viên đã lớn vào cốc và rót rượu whiskey, thưởng thức khi còn lạnh.
Pha loãng whisky: Thêm một ít nước tinh khiết vào rượu whisky để cảm nhận rõ hơn các loại hương vị của whisky.
Điểm nổi bật của rượu Whisky Kirin Fuji Sanroku:
Whisky Kirin Fuji Sanroku là chai whisky pha trộn đầu tiên tại Nhật Bản với sự kết hợp và hoà quyện giữa các whisky vừa và nặng cùng với một thành phần mạch nha nhỏ.
Chuyên gia thử rượu quốc tế Jim Murray đánh giá đây Whisky Kirin Fuji Sanroku là một trong số ít chai rượu mang nét ngon ngọt, sôi nổi với hậu vị socola, vani, caramel. Rượu có màu vàng nâu rực rỡ, sang trọng, khi nếm vào bạn sẽ cảm nhận được hương vị táo, lê, vani, hay khi tiếp xúc với không khí sẽ có thêm vị của hạt ngô.
Kirin Whisky - Hương vị rượu từ những phương thức bí truyền
Whisky Kirin là sự "trưởng thành" qua thời gian dài trong các thùng x-Bourbon, bên cạnh đó sự hoà quyện của whisky ngũ cốc và mạch nha tạo thành một hương vị phong phú, biến ảo độc đáo khi thưởng thức.
Fuji Sanroku - Suối nguồn làm nên tuyệt phẩm
Fuji Sanroku mang ý nghĩa là "dưới chân núi Phú Sĩ", để chỉ nơi sản xuất nên loại whisky độc đáo này. Whisky Kirin Fuji Sanroku là chai rượu được sản xuất ở nhà máy dưới chân núi Phú Sĩ, nơi có không khí trong lành, mát mẻ, cùng nguồn nước tinh khiết từ nước mưa và tuyết tan từ đỉnh Phú Sĩ.
Cách thưởng thức rượu Whisky Kirin Fuji Sanroku:
Uống Whisky nguyên chất:
Uống thường: Cho rượu Whisky vào cốc vào nâng lên mũi từ từ để cảm nhận hương thơ của rượu, lắc nhẹ và thưởng thức từng ngụm một các tầng hương vị của rượu.
Uống với đá lạnh: Cho 1 - 2 viên đã lớn vào cốc và rót rượu whiskey, thưởng thức khi còn lạnh.
Pha loãng whisky: Thêm một ít nước tinh khiết vào rượu whisky để cảm nhận rõ hơn các loại hương vị của whisky.
Pha chế Whisky:Pha chế Whisky cùng soda, nước trái cây hay các đồ uống khác, khi đó bạn sẽ cảm nhận những hương vị khác nhau của rượu.
- Vùng rượu: Vùng Kyoto
- Loại rượu: Whisky Nhật
- Nồng độ cồn: 50,0%
- Dung tích: 700 mL
- Nhiệt độ bảo quản: 25 °C
- Thời gian lưu trữ: Không có hạn
- Loại gạo: Mạch nha(Malt)
- Đặc tính:
Kyoto là vùng làm rượu sake lớn thứ 2 tại Nhật Bản. Bao quanh nơi đây là thiên nhiên đa dạng, phong phú, người dân xung quanh sinh sống lâu đời. Nhờ đó, ngành công nghiệp sake đã bắt đầu phát triển và văn hóa vùng này giúp chúng thăng hoa.
Kyoto đã có lịch sử sản xuất rượu sake lâu đời. Có ý kiến cho rằng người dân Kyoto đã bắt đầu sản xuất rượu sake từ thời Yayoi khi người dân bắt đầu trồng gạo ở Nhật Bản. Vùng Fushimi từ lâu được biết đến như là thị trấn làm rượu tại Kyoto, có rất nhiều nhà sản xuất rượu sake đã tụ họp tại đây.
Vậy điều gì đã khiến ngành làm rượu sake của Fushimi phát triển thịnh vượng?
Đại lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi đã xây dựng thành Fushimi, khiến Fushimi trở thành nơi buôn bán tấp nập nhất tại Kyoto. Ông cũng kiểm soát nguồn ngước và phương tiện đường bộ. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tiến hành làm rượu sake tại nơi này. Đây là những nền móng đầu tiên tạo thành thị trấn sake Fushimi.
Tới thời Mạc Mạt (cuối thời Edo), Fushimi đã bị phá hủy bởi quân nổi dậy. Tuy nhiên, đến thời Minh Trị, Fushimi lại được tái xây dựng thành địa điểm quân sự. Nhu cầu rượu sake đã tăng cao nhờ lực lượng quân đội. Từ đó, nhiều người đã bắt đầu tổ chức sản xuất rượu sake. Và ngày nay, nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm làm rượu sake lớn nhất Nhật Bản.
Thời tiết mùa đông lạnh giá
Vì Kyoto nằm ở vùng thung lũng, 3 phía được bao quanh bởi núi nên trời sẽ rất nóng vào mùa hè và rất lạnh vào mùa đông, chênh lệch nhiệt độ ở nơi đây vô cùng lớn. Đây là điều thuận lợi cho việc sản xuất rượu sake, bởi mùa động rét đậm sẽ giúp tạo ra những loại rượu sake có hương vị đậm đà.
Nguồn nước và giống gạo chất lượng cao
Thị trấn Fushimi nổi tiếng là nơi có nguồn nước suối chất lượng. Nước suối từ lòng đất của Fushimi sở hữu cân bằng các loại khoáng chất như kali và canxi, rất phù hợp để làm rượu sake. Ngoài ra, sakamai (gạo làm rượu sake) Iwai của Kyoto cũng được đánh giá tích cực. Tuy trước đây do cây lúa quá cao, dễ bị đổ gãy nên người làm rượu đã từng dừng việc canh tác. Nhưng sau đó, người ta đã kêu gọi tái trồng trọt giống gạo này bởi họ muốn làm rượu sake Kyoto từ chính hạt gạo của Kyoto.
Nhãn rượu sake tiêu biểu của vùng Fushimi (Kyoto) là Tama no Hikari Junmai Ginjo Iwai 100%, giá 1.598 Yên/720ml. Nhà sản xuất Tamano Hikari Shuzo tại nơi đây tiên phong phát triển 100% rượu Junmai. Junmai Ginjo Iwai làm từ 100% gạo Iwai sánh mịn và có mùi thơm nồng nàn, hương vị cân bằng giữa chua và đắng, có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Thông tin nhà sản xuất
Năm 1918, một chàng trai trẻ người Nhật Bản có tham vọng làm rượu whisky chính hãng đã một mình đến Scotland để tiết lộ bí mật của việc làm rượu whisky. Ông là Masataka Taketsuru, người sáng lập Nikka Whisky.
Được trao cơ hội đến Scotland, Masataka trở thành người Nhật Bản đầu tiên thành thạo cách làm rượu whisky. Ông đăng ký học tại đại học Glasgow, tham gia các khóa học hóa học và sau đó học việc tại ba nhà máy chưng cất rượu Scotch. Người đàn ông trẻ tuổi và đam mê đã may mắn được học trực tiếp từ những người thợ thủ công và có những khóa đào tạo thực tế để thành thạo pha chế. Hai cuốn sổ chứa đầy mọi chi tiết sau này trở thành nền móng của Nhật Bản trong sản xuất rượu whisky.
Năm 1920 Masataka trở về Nhật Bản cùng với người vợ Scotland của mình, Janeie Roberta (Rita). Hai người đã kết hôn vào đầu năm đó và Rita quyết định di cư sang Nhật Bản để hỗ trợ giấc mơ của chồng. Tuy nhiên cả 2 đã phải từ bỏ kế hoạch sản xuất rượu whisky chính hãng tại Nhật Bản do suy thoái sau Thế chiến I.
Trong khi đó, một công ty khác, Kotobukiya Limited (Suntory), đang tìm kiếm một người có thể tiến hành sản xuất rượu whisky. Là người Nhật Bản duy nhất biết sản xuất rượu whisky vào thời điểm đó, Masataka được Kotobukiya thuê vào năm 1923 để chỉ đạo xây dựng Nhà máy chưng cất Yamazaki. Ở đó, ông cống hiến hết mình để sản xuất rượu whisky chính hãng đầu tiên của Nhật Bản.
Sau hợp đồng mười năm với Kotobukiya, Masataka quyết định mở công ty riêng để thực hiện ước mơ tạo ra loại whisky lý tưởng của riêng mình. Năm 1934, ông đi lên phía bắc và xây dựng nhà máy chưng cất ở Yoichi, Hokkaido, một nơi – mặc dù nằm ở vị trí bất tiện – mà ông coi là lý tưởng để làm rượu whisky. Các điều kiện môi trường ở Yoichi tương tự như Scotland, với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành và độ ẩm thích hợp. Công ty sản xuất các sản phẩm lên men từ táo với tên gọi Dai Dai Nippon Kaju, có nghĩa là Công ty nước ép Nhật Bản vĩ đại. Bên cạnh đó, ông vẫn song song chuẩn bị sản xuất rượu whisky. Năm 1936, chiếc nồi đầu tiên do Masataka thiết kế và sản xuất tại Nhật Bản đã được lắp đặt và bắt đầu chưng cất. Cuối cùng vào năm 1940, rượu whisky đầu tiên từ Nikka đã được tung ra.
Được trao cơ hội đến Scotland, Masataka trở thành người Nhật Bản đầu tiên thành thạo cách làm rượu whisky. Ông đăng ký học tại đại học Glasgow, tham gia các khóa học hóa học và sau đó học việc tại ba nhà máy chưng cất rượu Scotch. Người đàn ông trẻ tuổi và đam mê đã may mắn được học trực tiếp từ những người thợ thủ công và có những khóa đào tạo thực tế để thành thạo pha chế. Hai cuốn sổ chứa đầy mọi chi tiết sau này trở thành nền móng của Nhật Bản trong sản xuất rượu whisky.
Năm 1920 Masataka trở về Nhật Bản cùng với người vợ Scotland của mình, Janeie Roberta (Rita). Hai người đã kết hôn vào đầu năm đó và Rita quyết định di cư sang Nhật Bản để hỗ trợ giấc mơ của chồng. Tuy nhiên cả 2 đã phải từ bỏ kế hoạch sản xuất rượu whisky chính hãng tại Nhật Bản do suy thoái sau Thế chiến I.
Trong khi đó, một công ty khác, Kotobukiya Limited (Suntory), đang tìm kiếm một người có thể tiến hành sản xuất rượu whisky. Là người Nhật Bản duy nhất biết sản xuất rượu whisky vào thời điểm đó, Masataka được Kotobukiya thuê vào năm 1923 để chỉ đạo xây dựng Nhà máy chưng cất Yamazaki. Ở đó, ông cống hiến hết mình để sản xuất rượu whisky chính hãng đầu tiên của Nhật Bản.
Sau hợp đồng mười năm với Kotobukiya, Masataka quyết định mở công ty riêng để thực hiện ước mơ tạo ra loại whisky lý tưởng của riêng mình. Năm 1934, ông đi lên phía bắc và xây dựng nhà máy chưng cất ở Yoichi, Hokkaido, một nơi – mặc dù nằm ở vị trí bất tiện – mà ông coi là lý tưởng để làm rượu whisky. Các điều kiện môi trường ở Yoichi tương tự như Scotland, với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành và độ ẩm thích hợp. Công ty sản xuất các sản phẩm lên men từ táo với tên gọi Dai Dai Nippon Kaju, có nghĩa là Công ty nước ép Nhật Bản vĩ đại. Bên cạnh đó, ông vẫn song song chuẩn bị sản xuất rượu whisky. Năm 1936, chiếc nồi đầu tiên do Masataka thiết kế và sản xuất tại Nhật Bản đã được lắp đặt và bắt đầu chưng cất. Cuối cùng vào năm 1940, rượu whisky đầu tiên từ Nikka đã được tung ra.
Ngày nay Nikka whisky là thương hiệu whisky lớn nhất nhì tại Nhật Bản. Rượu làm ra chủ yếu dùng cho tiêu thụ tại thị trường trong nước. Sự phát triển của dòng rượu whisky này bảo toàn tính truyền thống rõ rệt. Tạp chí Whisky Magazine đã làm một số cuộc điều tra nghiên cứu mà ở đó họ bày ra một số mẫu whisky thuộc hàng ngon nhất của Scotland và để lẫn trong ấy một số whisky Nikka mà không có nhãn hiệu (blind test) rồi mời các chuyên gia về nếm rượu thử cho điểm. Một điều ngạc nhiên là đa phần các dòng Nikka whisky đều có điểm cao hơn so với whisky Soctch.
Hãng có 2 nhà máy chưng cất là Miyagikyo Distillery và Yoichi Distillery. Yoichi được xây dựng vào năm 1934, là nơi lý tưởng để làm rượu whisky của Masataka Taketsuru. Còn Miyagikyo được xây dựng vào năm 1969 như là nhà máy chưng cất thứ hai của Nikka Whisky để làm ra loại rượu whisky khác với Yoichi.