Rượu sake Nhật Bản và những dòng rượu sake chính

1/5
4.5 (90%) 5 votes

Nhắc đến đất nước Nhật Bản là nhắc đến xứ sở hoa anh đào, sushi và tất nhiên cả rượu sake. Đúng vậy, rượu sake từ lâu đã trở thành nét đặc trưng của người Nhật và cũng ăn sâu vào đời sống văn hóa, tinh thần của đất nước này. Hãy cùng RUOUNHAT khám phá về loại đồ uống thú vị này của Nhật Bản cùng những dòng rượu sake chính nhé.





Vài nét về rượu sake Nhật Bản

 

Không có tài liệu chính xác về việc người Nhật bắt đầu sản xuất rượu sake từ bao giờ, chỉ biết rằng rượu sake đã được sản xuất và thưởng thức từ hàng ngàn năm nay, từ thế hệ này truyền tụng cho thế hệ kia. Dần dần, nó đã trở thành loại uống có cồn độc đáo và tinh tế, là đặc trưng văn hóa riêng của xứ sở hoa anh đào.

 

Mặc dù sake Nhật Bản được làm từ gạo lên men, nhưng nó cũng có một số mùi vị gần giống với rượu vang nho.Theo ước tính có khoảng hơn 2700 xưởng ủ rượu sake trên toàn đất nước Nhật Bản, mỗi nơi lại sử dụng một loại gạo khác nhau, men Koji và nước khác nhau như nước suối hoặc nước lọc, theo phương thức sản xuất riêng. Giữa các vùng sản xuất rượu Nhật lại có những sự khác biệt nhất định, khiến cho thế giới rượu sake trở nên phong phú và phức tạp.

 


Các loại rượu sake chính

 

Sake Nhật Bản được chia thành 4 loại là Daiginjo, Ginjo, Junmai, và Honjozo.

 

Rượu Daiginjo

 

Đây là loại rượu sake cao cấp nhất của Nhật với hương vị rất nhẹ nhàng và thơm mùi trái cây phảng phất. Gạo dùng để sản xuất Daiginjo được chà xát 50-65% và phương thức sản xuất tỉ mỉ qua từng công đoạn. Rượu Daiginjo được thưởng thức lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng.

=> Nhận ngay BỘ BÌNH CHÉN SỨ NHẬT tại đây.

Rượu Ginjo

 

Gạo trong Ginjo được chà xát 40-50%, nhưng hương vị cũng thơm và nhẹ như Daiginjo, cộng thêm một chút phức tạp.

 

Rượu Junmai

Junmai lại là loại rượu Nhật khá mạnh và cường tráng với vị acid nhẹ, được sản xuất hoàn toàn từ gạo, men Koji và nước lọc tinh khiết. Junmai phù hợp với hầu hết các món ăn.

 

Rượu Honjozo

 

Honjozo được ủ từ gạo xay sát 30% với nước tinh khiết, men Koji và men bia. Người ta thêm một chút cồn vào giai đoạn lên men cuối cùng. Honjozo thanh nhẹ và thơm hơn so với Junmai, không ngọt và uống rất mềm môi. Thưởng thức ở nhiệt độ phòng hoặc hơi ấm.

 

Ngoài ra, sake còn một số dòng khác nữa như là Nigori, Nama, và Ume Shu. Nigori là loại Sake không lọc, hơi có chút ngọt và có màu trắng xốp như mây. Nama (có nghĩa là tươi sống) là loại Sake thô, chưa được khử trùng và có hương vị tươi mới, sảng khoái hơn cả. Trong khí đó, Ume Shu là loại vang ngọt có vị quả mận, được sử dụng như vang khai vị hoặc tráng miệng.

 

=> Tham khảo ngay: Rượu Sake Nhật Cao Cấp - Giá tốt




Tin tức khác

Nồng độ cồn trong rượu Sake là bao nhiêu? Nồng độ cồn trong rượu Sake là bao nhiêu? Rượu Sake nồng độ có cồn trung bình là 15-16%; cao nhất trong số các loại đồ uống lên men thế giới (ví dụ: rượu và bia). Tại sao nồng độ cồn rượuSake lại cao như vậy?
Rượu Sake có thể bảo quản được bao lâu? Cách bảo quản rượu sake? Rượu Sake có thể bảo quản được bao lâu? Cách bảo quản rượu sake? Ở đây, chúng ta sẽ nói về hai trong số những câu hỏi thường gặp về rượu Sake là: Rượu Sake tồn tại bao lâu? và Cách bảo quản rượu sake?
Rượu whisky Nhật Bản: Sự khác biệt tạo nên nét độc đáo? Rượu whisky Nhật Bản: Sự khác biệt tạo nên nét độc đáo? Lấy cảm hứng từ Scotch và được sản xuất thông theo một quy trình rất giống nhau, rượu whisky Nhật Bản mang cho mình nét độc đáo riêng. Thành công của các thương hiệu như Nikka và Suntory ở thị trường nước ngoài đã đưa rượu whisky Nhật Bản trở thành tiêu điểm.
Lợi ích làm đẹp bất ngờ từ Rượu Sake Lợi ích làm đẹp bất ngờ từ Rượu Sake Rượu sake không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn mà đem lại nhiều lợi ích làm đẹp thật bất ngờ đã được khoa học chứng minh.
Rượu sake với Sushi có kết hợp được với nhau? Rượu sake với Sushi có kết hợp được với nhau? Nếu bạn muốn dùng bữa theo kiểu truyền thống của Nhật Bản thì đừng kết hợp rượu sake với sushi. Theo truyền thống tại Nhật Bản, rượu sake không được kết hợp với bất kỳ món cơm nào. Một khi món cơm được đặt lên bàn, rượu sake Nhật Bản cũng biến mất. Thay vào đó, thực khách Nhật chọn bia, rượu trái cây hoặc trà trong khi ăn sushi. Một nhà hàng sushi truyền thống thường tránh kết hợp sushi với rượu sake khi có thể, gợi ý các dòng rượu vang trắng đa năng như Riesling và Grüner Veltliner, hoặc rượuvang đỏ nhạt như Pinot Noir và Gamay.
Rượu sake Nhật Bản: Khi nào cần hâm nóng để uống? Rượu sake Nhật Bản: Khi nào cần hâm nóng để uống? RượuSake Nhật Bản, còn được gọi là rượu gạo, là một thức uống truyền thống ở Nhật Bản. Thông thường, rượu sake được uống ướp lạnh. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thử làm nóng nó trước khi uống chưa? Nếu không, bạn nên dùng thử vì rượu sake nóng sẽ mang lại cho bạn cảm giác thú vị mới lạ với các hương vị và mùi thơm khác nhau khi được làm nóng ở những nhiệt độ khác nhau.

Hệ thống bán hàng của khoruou

0969847685