Lịch sử sản xuất rượu sake: Thời kỳ trung đại

1/5
4.5 (90%) 5 votes

Trong bài trước, KHORUOU đã cùng bạn tìm hiểu về sản xuất rượu sake thời kỳ cổ đại – thời kỳ nền móng cho loại đồ uống cổ truyền của Nhật Bản. Trong bài này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về sản xuất rượu Nhật trong thời kỳ trung đại.


Sản xuất rượu sake thời kỳ trung đại


Tổng quát về thời kỳ trung đại:

 

- Rượu Souboshu được làm bởi các tu sĩ Phật giáo có vị rất ngon nên nhanh chóng được lan truyền rộng rãi.

 

- Các hãng rượu sake bắt đầu mở rộng tại tỉnh Kyoto

 

- Do nhu cầu về rượu sake Nhật tăng cao, chính phủ bắt đầu áp thuế cho các hãng rượu sake.

 

Thời kỳ trung đại được chia ra thành 3 giai đoạn:

 

1.  Giai đoạn Heian (năm 794-1185)

 

Các tu sĩ Phật giáo bắt đầu sản xuất loại rượu Nhật có tên souboshu. Trong suốt thời kỳ này đã có sự chuyển tiếp giữa loại sake dành cho Chúa và sake uống hàng ngày.

 

Cũng trong thời kỳ này, loại sake giống sake hiện đại gọi là morohaku ra đời. Đây là loại rượu Nhật Bản làm từ gạo được xay trắng. Một loại rượu sake Nhật khác cũng ra đời trong thời kỳ này là katahaku, được làm từ việc pha trộn gạo xay trắng và gạo nguyên hạt.

 

Đặc biệt có loại rượu kakemai được từ gạo xay trắng và rượu kojimkai làm từ gạo nguyên hạt.

 

2. Giai đoạn Kamakura (1185-1333)

 

Trong suốt giai đoạn này, sản xuất rượu sake được thương mại hóa. Có rất nhiều hãng rượu sake hình thành tại tình Kyoto. Đây đều là các hãng nhỏ, thậm chí các hãng lớn cũng chỉ sản xuất 360 đến 540 lít rượu/năm. Tuy nhiên, nhu cầu về rượu sake đã tăng lên rõ rệt trong thời gian này. Thói quen uống rượu sake đã trở thành một vấn đề xã hội buộc chính phủ phải ban hành lệnh cấm đồ uống có cồn vào năm 1252. Chính lệnh cấm này đã kìm hãm sự phát triển của rượu sake trong suốt thời gian còn lại của giai đoạn Kamakura.

 

3. Giai đoạn Muromachi  (1334-1572)

 

Đây là giai đoạn lệnh cấm rượu sake được bãi bỏ. Trong bối cảnh ngành công nghiệp rượu sake Nhật Bản nở rộ, chính phủ đã áp thuế cho các hãng sản xuất. Đây là nguồn thu quan trọng của nhà nước. Vì vậy trái ngược với thời kỳ Kamakura, sản xuất sake thời kỳ này được khuyến khích mạnh mẽ. Tới năm 1425, đã có 342 hãng rượu sake trên tỉnh Kyoto.

 

 

 

Tin tức khác

Rượu mơ mang lại lợi ích cho sức khỏe như thế nào? Rượu mơ mang lại lợi ích cho sức khỏe như thế nào? Rượu Sake từ lâu không chỉ là đồ uống được ưa thích ở Nhật Bản mà còn là biểu tượng văn hóa và di sản Nhật Bản, nhưng bây giờ rượu mơ đang mang lại lợi ích cạnh tranh gay gắt.
Rượu mơ có thể kết hợp với những thực phẩm nào? Rượu mơ có thể kết hợp với những thực phẩm nào? Rượu mơ, được biết đến với tên gọi “umeshu” trong tiếng Nhật, là một thức uống phổ biến ở Đông Á. Cùng KHORUOU tìm hiểu một số loại thực phẩm có thể kết hợp với rượu mơ, giúp tăng hương vị cho bữa ăn gia đình hoặc các bữa tiệc.
Nồng độ cồn trong rượu Sake là bao nhiêu? Nồng độ cồn trong rượu Sake là bao nhiêu? Rượu Sake nồng độ có cồn trung bình là 15-16%; cao nhất trong số các loại đồ uống lên men thế giới (ví dụ: rượu và bia). Tại sao nồng độ cồn rượuSake lại cao như vậy?
Những sự thật thú vị về rượu whisky Nhật Bản Những sự thật thú vị về rượu whisky Nhật Bản Nói về rượu whisky là niềm vui và uống nó còn vui hơn. Dưới đây là vài thông tin thú vị về rượu whisky Nhật Bản mà bạn có thể chưa biết đến
Rượu Sake có thể bảo quản được bao lâu? Cách bảo quản rượu sake? Rượu Sake có thể bảo quản được bao lâu? Cách bảo quản rượu sake? Ở đây, chúng ta sẽ nói về hai trong số những câu hỏi thường gặp về rượu Sake là: Rượu Sake tồn tại bao lâu? và Cách bảo quản rượu sake?
Rượu whisky Nhật Bản: Sự khác biệt tạo nên nét độc đáo? Rượu whisky Nhật Bản: Sự khác biệt tạo nên nét độc đáo? Lấy cảm hứng từ Scotch và được sản xuất thông theo một quy trình rất giống nhau, rượu whisky Nhật Bản mang cho mình nét độc đáo riêng. Thành công của các thương hiệu như Nikka và Suntory ở thị trường nước ngoài đã đưa rượu whisky Nhật Bản trở thành tiêu điểm.

Hệ thống bán hàng của khoruou

0969847685