Vai trò của nước trong việc sản xuất sake Nhật Bản
Trong sản xuất rượu sake, nước chiếm đến gần 80% nguyên liệu. Lượng nước dùng trong sản xuất sake thường gấp 50 lần so với lượng gạo. Bởi vậy mà chất lượng nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn đến vị ngon của rượu sake.
Các loại nước làm rượu sake
Nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất rượu sake
Nước làm rượu sake Nhật được chia ra làm 2 loại, mỗi loại đóng vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất:
- Jozo-yosui (Nước làm rượu sake)
- - Ngâm và rửa trôi tạp chất gạo
- - Làm rượu sake, sử dụng chung với cơm và mốc koji
- - Làm nước rửa và nước cấp nồi hơi
- Binzume-yosui (Nước đóng chai)
- - Làm sạch chai
- - Cho thêm vào rượu sake nguyên chất khi đóng chai để điều chỉnh nồng độ cồn trước khi đưa ra thị trường
- - Rửa, cấp nồi hơi...v..v
Loại nước nào phù hợp cho sản xuất rượu sake?
Nước dùng làm rượu sake Nhật Bản phải chứa kali, axit phosphoric và magie. Đây là 3 thành phần cần thiết để nhân giống men cũng như thúc đẩy sự phát triển của mốc koji. Nếu không có đủ lượng kali, axit phosphoric và magie, các tế bào mốc sẽ không nhân bản nhanh như mong muốn, dẫn đến sai lệch thời gian của toàn bộ quá trình lên men.
Ngược lại, nước chứa nhiều sắt và manga sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất sake. Sắt là thành phần có hại nhất bởi chúng làm sẫm màu sake, tác động không tốt đến cả vị và hương thơm. Mangan trong nước cũng làm đổi màu rượu sake. Khi rượu sake gặp ánh sáng, cụ thể là tia cực tím, mangan trong nước sẽ xúc tác tạo phản ứng hóa học làm biến màu cửa rượu sake, khiến chúng trở nên kém hấp dẫn hơn.
Vì vậy, hầu hết tất cả các cơ sở sản xuất rượu sake Nhật Bản đều đặt ở nơi có nguồn cấp nước tốt, như sông, giếng hoặc suối.
Nguồn nước chất lượng nổi tiếng nhất là từ vùng Nada, thành phố Kobe, quận Hyogo. Các nguồn khác có thể kể đến Fushimi, Kyoto và Shizuoka.
Tin tức khác





